Lịch sử Gambia

Bài chi tiết: Lịch sử Gambia

Những thương gia người Ả Rập đã cung cấp những tài liệu viết đầu tiên về khu vực mà nay là Gambia, vào khoảng thế kỷ IX-X. Vào thế kỷ X, các nhà buôn và học giả Hồi giáo đã thành lập những cộng đồng dân cư ở nhiều trung tâm thương mại Tây Phi. Họ xây dựng những tuyến đường thương mại xuyên Sahara, thúc đẩy việc bán nô lệ, vàng và ngà, cũng như mua lại nhiều hàng hóa.

Những vòng tròn đá Senegambia (cự thạch) chạy từ Sénégal qua Gambia và được UNESCO mô tả là "những vòng tròn đá tập trung lớn nhất thế giới".

Thế kỷ XI-XII, vua của những vương quốc như Takrur (một vương quốc có trung tâm là vùng sông Sénégal ở phía bắc, Ghana cổ đại và Gao) đã cải đạo sang Hồi giáo, và tin dùng những người Hồi giáo biết tiếng Ả Rập.[10] Đầu thế kỷ XIV, đa phần Gambia hiện nay là một phần của đế quốc Mali. Người Bồ Đào Nha đến vùng này bằng đường biển vào khoảng giữa thế kỷ XV, và bắt đầu làm chủ thương mại.

Năm 1588, António, Viện trưởng Crato đã bán quyền thương mại độc quyền trên sông Gambia cho các nhà buôn người Anh. Thư từ Nữ hoàng Elizabeth I xác nhận điều nằy. Năm 1618, Vua James I của Anh cho một công ty Anh đặc quyền thương mại với Gambia và Bờ Biển Vàng (nay Ghana). Từ 1651 tới 1661, một vài phần của Gambia nằm dưới quyền thống trị của Công quốc Kurzeme và Zemgale, và được mua lại bởi Jacob Kettler, một chư hầu của Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva.

Cuối thế kỷ XVII và suốt thế kỷ XVIII, Đế quốc AnhĐế quốc Pháp liên tục tranh giành nhau quyền ưu thế về chính trị và thương mại trong vùng sông Sénégal và sông Gambia. Đế quốc Anh chiếm Gambia trong một cuộc viễn chinh dẫn đầu bởi Augustus Keppel. Năm 1783 Hiệp định Versailles Đầu tiên cho Anh quyền sở hữu sông Gambia, Pháp giữ một phần nhỏ đất tại Albreda ở bờ bắc con sông. Phần đất này được nhượng lại cho Anh năm 1856.

Khoảng ba triệu nô lệ đã bị bắt đi từ khu vực này trong ba thế kỷ buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Trong thời gian trước đó thì không rõ bao nhiêu người đã bị nô lệ hóa từ những cuộc nội chiến và bởi những thương gia Hồi giáo. Đa số nô lệ được những người châu Phi khác bán cho người châu Âu: một số là tù nhân trong các cuộc chiến; một số là người có nợ không trả nổi; và số khác đơn giản là bị bắt cóc.[11]

Bản đồ đảo JamesFort Gambia

Thương gia ban đầu đưa nô lệ đến châu Âu để họ làm việc như người hầu cho đến khi thị trường lao động mở rộng ở Tây Ấn và Bắc Mỹ. Năm 1807, Vương quốc Liên hiệp thủ tiêu việc buôn bán nô lệ trên khắp đế quốc, nhưng thất bại trong việc hủy bỏ buôn bán nô lệ tại Gambia. Tàu nô lệ bị chặn lại bởi Hải đoàn Tây Phi của Hải quân Hoàng gia Anh trở lại Gambia. Những người nô lệ tự do được phóng thích tại đảo MacCarthy, nơi họ bắt đầu cuộc sống mới.[12] Anh thành lập Bathurst (nay là thủ đô Banjul) năm 1816.

Xứ bảo hộ và Thuộc địa Gambia (1821–1965)

Toàn quyền người Anh George Chardin Denton (1901–1911) và đồng đội của ông, 1905

Những năm tiếp theo, Banjul nằm dưới quyền của Toàn quyền người Anh tại Sierra Leone. Năm 1888, Gambia trở thành một thuộc địa riêng.

Một hiệp định ký với Cộng hòa Pháp năm 1889 đã thiết lập nên biên giới Gambia hiện đại. Gambia trở thành thuộc địa Gambia thuộc Anh (hay Sứ bảo hộ và Thuộc địa Gambia). Gambia có hội đồng lập pháp và hành pháp riêng năm 1901, và dần có xu hướng tự quan lý. Sau một đợt xung đột ngắn giữa lực lượng thực dân và cư dân bản địa, chính quyền thuộc địa được củng cố vững chắc.[13]

Trong Chiến tranh Thế giới II, có những người lính Gambia tham chiến trong Khối Đồng Minh. Dù họ chủ yếu tham gia tại Miến Điện, một số hy sinh gần với quê nhà hơn, một nghĩa trang tưởng niệm đã được xây dựng tại Fajara (gần Banjul).

Sau Thế Chiến, hiến pháp được sửa đổi. Một năm sau cuộc bầu cử năm 1962, Anh cho phép quyền tự quản hoàn toàn.

Độc lập (1965–nay)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gambia http://www.bbc.com/news/world-africa-38183906 http://www.bbc.com/news/world-africa-38186751 http://statehouse.gm/ http://web.archive.org/web/20060513112031/http://w... http://www.gutenberg.org/etext/5305 http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2015/02/we... http://www.rsf.org/article.php3?id_article=17063 http://hdr.undp.org/en/media/HDI_2008_EN_Tables.pd... http://hdr.undp.org/sites/default/files/hdr14-summ... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v...